Pages

Featured Video

Kiếm tiền từ nghệ thuật nhiếp ảnh

Lưu trữ Blog

Followers

29/10/12

Người dùng Internet Việt Nam thiếu kỹ năng an toàn trực tuyến



(PCworld): Khảo sát do PC Tools thực hiện cho thấy 87% người dùng Internet tại Việt Nam trong độ tuổi 25 - 29 tin rằng nếu chỉ đọc nội dung trên trang web thì không có gì nguy hiểm. 

Ông Robert Oostergetel, Giám đốc Kinh doanh Toàn cầu của PC Tools, công bố cuộc khảo sát năm 2011 về thói quen hành vi của người sử dụng Internet tại Việt Nam do Consumer Probe thực hiện với sự ủy nhiệm của PC Tools. Kết quả khảo sát cho thấy người dùng Internet Việt Nam còn thiếu kỹ năng và hiểu biết về an toàn trực tuyến.

Cụ thể:
- Hơn ba phần tư số người được khảo sát (77%) dùng cùng một mật khẩu cho tất cả các tài khoản trực tuyến của mình
- 41% số người được khảo sát thừa nhận rằng họ có lưu lại mật khẩu trên/trong một phương tiện khác, chẳng hạn tập giấy ghi chép
- 26% số người được khảo sát cho biết họ không làm bất cứ việc gì để nâng cao khả năng bảo mật cho máy tính. Trong số này 68% tin rằng họ không cần thay đổi bất cứ gì vì máy tính đã đủ an toàn rồi, gần 90% không cho rằng mình sẽ gặp phải điều gì nghiêm trọng về bảo mật trực tuyến
-  41% trong tổng số người được khảo sát bỏ ra trung bình khoảng 22,5 giờ lên mạng tại các quán cafe Internet, nơi kết nối Internet thường không đảm bảo an toàn.

Ngoài ra, kết quả khảo sát còn cho thấy người dùng trong độ tuổi 25 - 29 còn có những quan niệm sai lầm về bảo mật máy tính. Chẳng  hạn, 80% số người được hỏi trong độ tuổi 25 - 29 cho rằng họ sẽ an toàn nếu nhấn vào các đường liên kết được gửi từ bạn bè, và 87% trong cùng nhóm tin rằng nếu chỉ đọc nội dung trên trang web thì không có gì nguy hiểm.


Nhân dịp này, Ông Robert Oostergetel công bố danh mục sản phẩm bảo vệ máy tính mới tại thị trường Việt Nam. PC Tools Spyware Doctor with AntiVirus có khả năng bảo vệ máy tính chống lại các phần mềm nguy hiểm tự nhân bản, ngăn chặn phần mềm nguy hiểm ẩn trong các tập tin, quét các tập tin dựa trên đám mây điện toán nhằm nhận dạng các mối đe dọa trực tuyến nhanh hơn, loại bỏ phần mềm ẩn theo dõi việc sử dụng trang web, các địa chỉ đã truy cập, và các thiết lập phần cứng.

Ngoài các tính năng bảo vệ như PC Tools Spyware Doctor with AntiVirus,  PC Tools Internet Security còn được trang bị khả năng nhận dạng và ngăn chặn tội phạm mạng tấn công xâm nhập vào máy tính người dùng. PC Tools Spyware Doctor with AntiVirus có giá bán dự kiến 180.000đ/3 máy tính/năm, PC Tools Internet Security có giá bán dự kiến 300.000đ/3 máy tính/năm.

Ông Robert Oostergetel cho biết các sản phẩm bảo mật PC Tools mới sẽ không ghi phiên bản theo năm (chẳng hạn 2011, 2012, 2013) , thay vào đó là biểu tượng “luôn luôn mới” (Always New). Cam kết “luôn luôn mới” mang ý nghĩa trong thời gian sử dụng sản phẩm, dù bạn ở bất cứ đâu cũng luôn nhận được những bản cập nhật tính năng mới nhất từ PC Tools ngay khi sẵn sàng.
 
Một số lời khuyên giúp người dùng Internet truy cập Internet an toàn:
Chia sẻ an toàn
-  Chắc chắn rằng bạn đang sử dụng một môi trường mạng an toàn
-  Hết sức cảnh giác với những ai nhìn vào màn hình máy tính từ sau lưng bạn
-  Hãy luôn nhớ khóa màn hình (nhấn phím Windows +L) khi rời khỏi máy tính
-  Không nên lưu lại các thông tin đăng nhập
-  Tránh nhập các thông tin tài chính, ngân hàng
-  Tẩy sạch dấu vết – xoá các file tạm thời và lịch sử Internet.

Nguyên lý mật khẩu
-  Sử dụng tổ hợp các ký tự (chữ viết thường, hoa), biểu tượng và con số khi tạo mật khẩu, hoặc sử dụng chương trình tạo mật khẩu chẳng hạn như PC Tools Password Generator miễn phí
-  Sử dụng mật khẩu mới và an toàn cho các diễn đàn, tài khoản email trang blog…
-  Tắt chức năng ‘auto complete’ (tự động hoàn tất) trong trình duyệt
-  Đừng nói với bất cứ ai mật khẩu trực tuyến của mình
-  Đừng ghi lại mật khẩu – hãy sử dụng một chương trình quản lý mật khẩu để tổ chức và ghi nhớ mật khẩu.

Những thủ thuật quan trọng khác nên ghi nhớ
-  Cẩn thận khi nhấn chuột: Suy nghĩ kỹ trước khi nhấn vào các liên kết trong email. Những liên kết trông có vẻ hợp lệ nhưng có thể sẽ dẫn bạn đến trang web lừa đảo. Hãy liên hệ người gửi hoặc tổ chức gửi nếu bạn lo ngại
-  Đừng cung cấp thông tin cá nhân trừ phi cần thiết: Luôn luôn cảnh giác nếu trang web hay tổ chức yêu cầu bạn điền thông tin cá nhân
-  Chú  ý  quan  sát  các  tên  miền  quốc  tế,  tên  miền  sai  chính  tả  và  bất bình thường
- Tìm biểu tượng ổ  khoá: Nếu bạn mua  sắm trực tuyến, hãy kiểm tra xem trang web đó có an toàn hay không, hãy chú ý dòng địa chỉ bắt đầu bằng https, và  biểu tượng  ổ khoá  ở  thanh địa  chỉ  trên trình  duyệt web.  Đó là những  dấu  hiệu  tốt  cho  thấy  trang  web  an toàn, tuy nhiên hãy cẩn thận, tội phạm mạng luôn bỏ công sức để biến trang web lừa đảo của chúng trông như thật.

Cách thức mã hóa email



Nếu không mã hóa, email của bạn có nguy cơ bị xâm nhập và đọc trộm bất cứ lúc nào, hoặc bạn có thể bị mất tài khoản. Bài viết này sẽ hướng dẫn tổng quát cách mã hóa email, giúp bạn hiểu và lựa chọn giải pháp mã hóa phù hợp.
Cho dù bạn chưa bao giờ gửi qua email những thông tin nhạy cảm - như thông tin tài khoản ngân hàng, bí mật kinh doanh - bạn cũng nên nghĩ đến việc sử dụng mã hóa. Bên cạnh việc "chặn bắt" nội dung email và các tập tin đính kèm, những kẻ lừa đảo còn có thể chiếm lấy toàn bộ tài khoản email nếu bạn không có cách bảo mật hợp lý. Bài viết này sẽ giúp bạn biết bạn cần mã hóa để làm gì và bắt đầu như thế nào, bất kể dịch vụ email nào bạn đang sử dụng.
Cần mã hóa những gì?
Để bảo mật email của bạn hiệu quả, bạn nên mã hóa 3 thứ: đó là mã hóa kết nối từ nhà cung cấp dịch vụ email của bạn, mã hóa nội dung email gửi đi và mã hóa nội dung email được lưu trữ. Nếu bạn không mã hóa kết nối từ nhà cung cấp dịch vụ email đến máy tính của bạn hay thiết bị khác trong lúc kiểm tra hay gửi tin nhắn thì người dùng khác trong mạng của bạn có thể dễ dàng “chộp” tài khoản đăng nhập hay bất cứ nội dung bạn gửi hay nhận.
Điều nguy hiểm thường xảy ra khi bạn truy cập mạng nơi công cộng (chẳng hạn truy cập Wi-Fi ở quán cà phê), nhưng việc kết nối không mã hóa cũng có thể khiến bạn gặp vấn đề trong công việc hay khi dùng mạng riêng. Nội dung email vừa gửi của bạn có thể dễ bị xâm nhập khi chúng ở trên Internet, sau khi thông điệp vừa “rời khỏi” máy chủ của nhà cung cấp dịch vụ email. Kẻ xấu có thể chặn một thông điệp khi nó vừa chuyển từ máy chủ này sang máy chủ khác trên Internet.
Do đó, mã hóa nội dung trước khi gửi sẽ giúp kẻ gian không thể đọc được, kể từ thời điểm nội dung bắt đầu “dạo” trên Internet cho đến lúc đến tay người nhận để mở thông điệp. Nếu bạn lưu hay sao lưu email (từ một ứng dụng email như Microsoft Outlook) trên máy tính hay thiết bị của bạn, thì tin tặc cũng có thể “đánh hơi” để truy cập vào nội dung đó, ngay cả khi bạn đã đặt mật khẩu bảo vệ trên chương trình email và trên tài khoản Windows hay thiết bị di động. Một lần nữa, việc mã hóa khiến kẻ tấn công không thể đọc được nội dung email.
Mã hóa kết nối
Để bảo đảm việc kết nối giữa nhà cung cấp dịch vụ email với máy tính hay thiết bị khác, bạn cần cài đặt mã hóa giao thức SSL (Secure Socket Layer) và TLS (Transport Layer Security) – tương tự như cách thức bảo vệ mà bạn dùng khi kiểm tra tài khoản ngân hàng hay thực hiện giao dịch trực tuyến.
Nếu bạn kiểm tra email qua trình duyệt web (cho dù ở trên máy tính để bàn, máy tính xách tay, điện thoại thông minh hay máy tính bảng), cần mất một chút thời gian để chắc rằng việc mã hóa giao thức SSL/TLS được kích hoạt. Nếu thực hiện đúng, địa chỉ website sẽ bắt đầu bằng https thay vì là http. Tùy vào trình duyệt, bạn sẽ thấy một số dấu hiệu bổ sung, ví dụ như một thông báo bên cạnh thanh địa chỉ hay biểu tượng ổ khóa màu vàng trên thanh trạng thái ở phía dưới cùng của cửa sổ trình duyệt.
Nếu bạn không thấy địa chỉ https và những chỉ dấu khác sau khi đăng nhập vào chương trình email trên web, hãy gõ thêm một chữ s vào cuối của ‘http’ và nhấn Enter. Nếu nhà cung cấp dịch vụ email hỗ trợ giao thức SSL/TLS, cách này sẽ giúp mã hóa kết nối hiện tại của bạn. Sau đó, bạn duyệt thiết lập cài đặt tài khoản của mình để xem liệu có thể kích hoạt mã hóa theo mặc định, hoặc liệu có thể sửa bookmark hay tạo shortcut tới webmail dùng địa chỉ ‘https’. Nếu bạn không thể “ép” mã hóa, hãy kiểm tra nhà cung cấp dịch vụ email vì có thể họ không hỗ trợ giao thức SSL/TLS.
Nếu bạn dùng chương trình email như Microsoft Outlook để nhận email hay một ứng dụng email trên điện thoại thông minh, máy tính bảng, bạn nên cố gắng sử dụng mã hóa SSL/TLS.
Tuy nhiên, trong những tình huống như vậy, sẽ khó khăn hơn trong việc xác thực hay thiết lập mã hóa. Để thực hiện, hãy mở chương trình email hay ứng dụng và tìm tới menu thiết lập; tại đó, tài khoản của bạn được “dán nhãn” POP/SMTP, IMAP/SMTP, HTTP hay tài khoản Exchange. Tìm tùy chọn để kích hoạt mã hóa, thường nằm trong các thiết lập nâng cao nơi bạn có thể chỉ định số cổng (port) cho kết nối đến và đi.
Nếu bạn dùng tài khoản email Exchange cho công việc, bạn sẽ thấy mục dành cho thiết lập bảo mật, nơi bạn có thể thấy rõ liệu mã hóa/bảo mật có được kích hoạt cho các kết nối đến và đi cũng như cho tài khoản Exchange của bạn hay không. Nếu nó không được kích hoạt, kiểm tra nhà cung cấp dịch vụ email để xem họ có hỗ trợ mã hóa này và có thể tìm kiếm nhà cung cấp nào khác có hỗ trợ mã hóa SSL/TLS.
Mã hóa email gửi đi
Bạn có thể mã hóa nội dung email cá nhân trong suốt quá trình email di chuyển, nhưng cả bạn và người nhận phải thực hiện một số thao tác để tính bảo mật được bảo đảm. Bạn có thể dùng các tính năng mã hóa tích hợp trong dịch vụ email hay bạn có thể tải phần mềm mã hóa hay các ứng dụng phụ trợ sử dụng phương thức OpenPGP.
Trong trường hợp cấp thiết, bạn có thể sử dụng dịch vụ email mã hóa dựa trên web như Sendinc hay JumbleMe, mặc dù bạn phải ủy thác cho bên thứ 3. Hầu hết các phương thức mã hóa nội dung email, gồm S/MIME (Secure/Multipurpose Internet Mail Extensions) và OpenPGP, yêu cầu bạn cài đặt một chứng nhận bảo mật trên máy tính và cung cấp địa chỉ liên lạc của bạn qua một chuỗi ký tự, được gọi là khóa công khai trước khi bạn nhận được nội dung được mã hóa. Tương tự, người nhận mail của bạn cũng phải cài đặt chứng nhận bảo mật trên máy tính của họ và người nhận sẽ cung cấp cho bạn khóa công khai của họ trước.
Việc hỗ trợ chuẩn S/MIME được tích hợp sẵn trong nhiều trình email, trong đó có Microsoft Outlook. Ngoài ra, các tiện ích trên trình duyệt web, như Gmail S/MIME dành cho Firefox cũng hỗ trợ cho các nhà cung cấp dịch vụ email nền web.
Chuẩn mã hóa email OpenPGP có một vài biến thể, gồm PGP và GNU Privacy Guard (GnuPG). Bạn có thể tìm thấy các phần mềm miễn phí hay thương mại và ứng dụng phụ trợ (add-on), như Gpg4win, PGP Desktop Email để hỗ trợ cho mã hóa theo chuẩn OpenPGP.
Mã hóa email lưu trữ
Nếu bạn thích sử dụng trình email trên máy tính hay ứng dụng trên thiết bị di động hơn là qua trình duyệt web, bạn nên chắc rằng dữ liệu email được lưu trữ đã mã hóa để những kẻ tấn công trên mạng không thể truy cập vào nội dung email đã lưu, nếu bạn lỡ mất hay bị ai đó đánh cắp thiết bị.
Cách tốt nhất là mã hóa toàn bộ nội dung trên laptop hay thiết bị di động, bởi vì các thiết bị di động thường rơi vào trường hợp đặc biệt là bị mất hay đánh cắp. Đối với các thiết bị di động, tốt nhất là dùng hệ điều hành cung cấp đầy đủ mã hóa trên thiết bị bằng cách thiết lập mã PIN hay mật khẩu để bảo vệ email và dữ liệu khác của bạn.
Các thiết bị BlackBerry và iOS (như iPhone, iPad và iPod Touch) đã cung cấp loại mã hóa này trong nhiều năm qua; Android hỗ trợ chỉ phiên bản 3.0 hay cao hơn. Các thiết bị Android cũ hơn, có thể dùng ứng dụng email của bên thứ 3, như TouchDown cung cấp mã hóa dành cho các tài khoản Exchange.
Đối với máy tính để bàn và máy tính xách tay, bạn có thể mã hóa tập tin dữ liệu email nếu bạn không muốn mã hóa toàn bộ nội dung trên máy tính. Các chức năng mã hóa của mỗi trình email lại khác nhau, do đó nên kiểm tra tài liệu hướng dẫn đối với mỗi chương trình và phiên bản cụ thể. Nếu trình email của bạn không cung cấp mã hóa đáng tin cậy, hãy chọn lựa mã hóa theo thư mục nơi email của bạn được lưu trữ.
Ví dụ, nếu bạn dùng phiên bản Professional, Business hay Ultimate của Windows, bạn có thể mã hóa nội dung email, không phụ thuộc vào chương trình email bạn dùng, nhờ vào tính năng Encrypted File System (EFS) tích hợp sẵn trong Windows. Trước hết, tìm các dạng tập tin mà trình email của bạn sử dụng để lưu trữ các nội dung email; Microsoft Outlook dùng tập tin .PST để lưu nội dung, hay tập tin .OST dành cho các tài khoản Exchange. Trong Windows XP, bạn sẽ tìm thấy tập tin trong C:\Documents and Settings\yourusername\Local Settings\Application Data\Microsoft\Outlook. Trong Windows Vista và 7, đó là C:\Users\yourusername\AppData\Local\Microsoft\Outlook.
Một khi đã xác định nơi trình email của bạn lưu dữ liệu, nhấn phải vào tập tin hay thư mục chứa nội dung đó, chọn Properties, nhấn Advanced và chọn Encrypt để mã hóa. Đó là tất cả những điều bạn cần làm. Tính năng EFS sẽ giúp mở tập tin và giải mã tự động khi bạn đăng nhập vào tài khoản Windows.
Hãy nhớ vô hiệu hóa mã hóa trước khi cài đặt lại Windows hay thay đổi tài khoản Windows của bạn nếu không bạn sẽ có nguy cơ không thể giải mã được các tập tin sau đó!

Source: PCworld

Tiếp thị toàn cầu qua mạng xã hội đang là thách thức



Hội thảo về marketing bằng các dịch vụ mạng xã hội được Hội Tin học TP.HCM và đối tác tổ chức ngày 17/10/2012 ở TP.HCM là cú hích mới cho ngành Internet Marketing Việt Nam. 

Hội Tin học TP.HCM (HCA), công ty ISB Việt Nam và tổ chức Phần Mềm Nhúng Mở (OESF) Nhật Bản cùng Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại TP.HCM (JBAH) ngày 17/10/2012 đã tổ chức tại TP.HCM cuộc hội thảo "Phương pháp marketing hiệu quả trình bày trực quan toàn cầu - thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam" (nằm trong chuỗi sự kiện 'Marketing toàn cầu').

Ông Takahiro Kikuchi đến từ Công ty Nikkei Business Publication Inc.

Ông Takahiro Kikuchi đến từ Công ty Nikkei Business Publications Inc, Nhật Bản cho biết nước Nhật hiện có 100 triệu người thường xuyên sử dụng Internet. Doanh số Internet di động ở Nhật Bản đã lên đến 23.000 tỷ Yên/năm. Dịch vụ mạng xã hội - Social Network Service (SNS) - đang vượt lên là một dịch vụ truyền thông nghe nhìn đầy tiện lợi. YouTube cũng là một dịch vụ nghe nhìn hiệu quả và Ustream là một phương tiện truyền thông khác giúp các cá nhân, doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm của mình một cách hiệu quả. Theo ông Kikuchi, điều làm cho tiếp thị và quảng cáo trực tuyến đặc biệt hơn hẳn loại hình quảng cáo trên giấy mực là ngoài việc cho phép người xem lĩnh hội tối đa thông tin còn giúp họ chia sẻ thông tin đó cho bạn bè...

Để tiếp thị hiệu quả qua mạng xã hội, việc thu hút thành viên tham gia mạng xã hội là nội dung mang tính chiến lược. Ông Nguyễn Khánh Hoà, Giám đốc Công ty AZ Marketing Solution giới thiệu kinh nghiệm sử dụng SNS, thu hút thành viên bằng fan page 'Mật ngữ 12 chòm sao'. Fan page này muốn tiếp cận mọi khía cạnh cuộc sống thông qua horoscope. Sau 1 năm thành lập, fan page này mỗi ngày nhận được hàng trăm câu hỏi và hiện là fan page tăng trưởng nhanh nhất trên Facebook Việt. Theo ông Hoà, SNS đưa được thông điệp tiếp thị đến với khách hàng mục tiêu nhanh nhất, tự nhiên nhất. Lại rẻ, chỉ bằng 10% báo in, 5% báo hình và có hiệu quả lâu dài.

Ông Kazuhiro Iwai, Phó chủ tịch Công ty ISB Vietnam (công ty đã được thành lập 8 năm, 100% vốn ISB Nhật Bản, thành viên HCA, doanh nghiệp tiêu biểu áp dụng hình thức marketing trực tuyến tại Việt Nam) cho rằng Việt Nam xếp hạng cao về số người sử dụng Internet và Facebook. Lượng người dùng Facebook ở Việt Nam tăng nhanh như ở Nhật. Hiện đã có rất nhiều công ty sử dụng Facebook để quảng bá cho sản phẩm của họ. ISB Việt Nam đã chuẩn bị một bộ công cụ tạo ứng dụng quảng cáo trên Facebook giúp doanh nghiệp sử dụng một cách đơn giản, thuận tiện và hiệu quả nhất, trong đó có công cụ cung cấp cho người dùng cuối ứng dụng giống như là game để họ tương tác...

Internet marketing còn gọi là marketing trực tuyến thông qua các phương tiện Internet như YouTube, Ustream, Internet TV, phim ảnh trên trang web. Nhờ có chi phí thấp, lượng thông tin truyền tải lớn, bản chất tương tác..., Internet marketing là một trong những phương thức quảng cáo hiện đại và hiệu quả nhất hiện nay. Trong hội thảo, ông Masataka Miura, Giám đốc Quỹ Phần Mềm Nhúng Mở OESF đã có bài phát biểu về quảng bá từ châu Á đến toàn thế giới như biểu tượng hiện nay của tiếp thị toàn cầu và là thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam. 

Source: PCworld

28/10/12

Kiếm tiền với Youtube



Tôi có thể kiếm tiền từ loại nội dung nào trên YouTube? 

Chúng tôi rất vui khi bạn đóng góp video đến YouTube và muốn trở thành Đối tác YouTube. Đối với những video của bạn đủ điều kiện để kiếm tiền, bạn phải sở hữu tất cả các quyền cần thiết để sử dụng tất cả âm thanh và hình ảnh cho mục đích thương mại, cho dù chúng thuộc về bạn hay bên thứ ba. Bằng các quyền sử dụng thương mại, ý chúng tôi là quyền để kiếm tiền từ video.
Để đảm bảo rằng bạn đang không vi phạm bản quyền của bất kỳ ai khác, hãy dành chút thời gian tìm hiểu từ Russell và Lumpy tại Trường học về bản quyền của chúng tôi.
Dưới đây là một số mẹo về cách trở nên thành công khi kiếm tiền trên YouTube:
  • Tự tạo: YouTube là nơi mọi người có tiếng nói và nơi mọi người, cho dù là người quay video mới vào nghề hay chuyên nghiệp, có thể thành công. Chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng trí tưởng tượng của mình để tạo nội dung nào đó hoàn toàn nguyên gốc. Các ví dụ về những video đã thành công trên YouTube bao gồm vlog hàng ngày và video gia đình, video Tự làm và hướng dẫn, video nhạc gốc và phim ngắn.
  • Quyền sử dụng vào mục đích thương mại: Trước khi chọn nội dung đó để kiếm tiền, hãy đảm bảo rằng bạn có tất cả các quyền cần thiết để sử dụng nội dung cho mục đích thương mại. Không hiếm khi người tạo nội dung xóa quyền sử dụng nội dung của bên thứ ba trên YouTube. Thông thường, việc xóa này có dạng cho phép bằng văn bản rõ ràng từ chủ sở hữu quyền.
  • Làm theo các nguyên tắc trên YouTube: Để hỗ trợ sự tăng trưởng và thành công của bạn trên YouTube, chúng tôi mong bạn làm theo Nguyên tắc cộng đồng của YouTube khi bạn tạo nội dung cho YouTube. Làm theo các nguyên tắc này là một yêu cầu trên trang web và sẽ tăng khả năng hiển thị của nội dung của bạn trên YouTube có nghĩa là nhiều lượt xem hơn, nhiều sự tham gia của người dùng hơn và cuối cùng là doanh thu cao.
Để tìm hiểu thêm về việc nhận được quyền sử dụng thương mại đối với nội dung của bên thứ ba, vui lòng xem lại cách đọc giấy phép để hiểu về các quyền của bạnYouTube tìm kiếm gì trong tài liệu của bạn. Để tìm hiểu thêm về loại nội dung nào bạn có thể kiếm tiền, hãy dành vài phút xem qua Câu hỏi thường gặp của chúng tôi.
Xin lưu ý rằng tài liệu bên trên chỉ đang được cung cấp cho các mục đích giáo dục chứ không phải là tư vấn pháp lý. Bạn chỉ nên tìm kiếm tư vấn pháp lý từ luật sư hoặc đại diện hợp pháp.
Source: Google Support

Để trở thành đối tác của Youtube
Đơn giản với thứ tự như sau: Đầu tiên, bạn truy cập Youtube.com,  đăng ký tài khoản. Sau đó, bạn cần biết cách dựng một số Video clip, đăng tải, chia sẻ clip của mình. Rồi bạn vào trang chủ của Youtube và tham gia chương trình trở thành "Đối tác". Youtube sẽ xem xét tài khoản của bạn về số lượng, chủ đề và số lượt xem clip để quyết định bạn có trở thành đối tác hay không. Thu nhập của bạn phụ thuộc vào số lượt click vào các quảng cáo Google hiển thị theo clip của bạn. Nếu bạn có khả năng sáng tạo nghệ thuật, hoặc có năng khiếu hay chuyên môn trong một lĩnh vực nào đó, bạn có thể tận dụng cơ hội này để quảng bá tài năng bản thân và kiếm thêm thu nhập.

27/10/12

Truy cập Facebook với AnonymoX



AnonymoX là gì?


Hiện nay chúng ta sử dụng một số cách truy cập Facebook như:
-Dùng DNS của Google 8888 8844, dùng một số DNS mở khác
- Dùng https://
- Cài đặt trên máy một số phần mềm như Hotshield… để chuyển DNS         
- Thử các trình duyệt khác nhau
Tôi xin cập nhật một cách vào facebook đơn giản với add-on trên trình duyệt Firefox.
Sử dụng tiện ích này bạn không cần phải cài đặt phần mềm trên máy, chỉ cần cài tiện ích vào trình duyệt Firefox (không dùng được với IE hay Chrome…) 

AnonymoX giúp bạn:
·                     Lướt web ẩn danh với anonymoX Service hoặc Tor Service.
·                     Thay đổi địa chỉ IP và quốc gi
·                     Ghé thăm các website bị chặn bởi ISP (ví dụ: Facebook).
·                     Xóa cookie.
Truy cập Facebook với AnonymoX


Đầu tiên bạn mở cửa sổ trình duyệt Firefox, vào phần Tiện ích search AnonymoX hoặc bạn có thể truy cập trực tiếp trên website của tiện ích, Anonymox.Net và chọn cài đặt.
Sau khi cài đặt AnonymoX và khởi động lại Firefox, một biểu tượng hình chữ X xuất hiện bên cạnh thanh địa chỉ và tiện ích đã mặc định hoạt động.
Nguyên lý hoạt động của AnonymoX như sau:
Khi truy cập vào một trang web bằng cách sử dụng AnonymoX yêu cầu của bạn sẽ không được gửi đến trang web trực tiếp mà trước tiên sẽ vào mạng lưới của AnonymoX. Từ đó, tùy thuộc vào dịch vụ lựa chọn, yêu cầu được chuyển tiếp đến website mong muốn. Trang web đích sẽ không nhận ra bạn truy cập thông tin của họ, nhưng thay vào đó họ sẽ đánh dấu việc thiết lập kết nối từ mạng của AnonymoX. Do đó, các trang web không thể xác định địa chỉ IP của bạn vì bạn đang lướt web với địa chỉ (IP-) của một Proxy-máy chủ của AnonymoX mà bạn có thể lựa chọn trong menu.
Từ nguyên tắc này tôi lưu ý các bạn chỉ nên sử dụng AnonymoX với những website bạn muốn ẩn danh thôi. Ngoài ra những trang khác như Internet banking của ngân hàng, một số trang thương mại điện tử, một số trang thông dụng từ Việt Nam, theo cá nhân tôi, bạn không nên sử dụng thông qua trung gian như vậy vì thời gian load trang sẽ chậm hơi thường lệ đôi chút và đặc biệt vì tính bảo mật trong các giao dịch.
Để không dùng ẩn danh, sau khi bạn gõ địa chỉ website trên thanh trình duyệt, đơn giản bạn chỉ cần nhấn vào biểu tượng chữ X, bỏ chọn Active.
Một lưu ý nữa khi các bạn truy cập Facebook ẩn danh với AnonymoX hay bất kỳ hình thức ẩn danh nào khác, bạn nên chuẩn bị sẵn sàng để điền thông tin trả lời các câu hỏi bí mật tránh trường hợp bị khóa tài khoản đáng tiếc.
Một vài kinh nghiệm xin cùng trao đổi.

Ong Bee